Chú mèo Nga và”duyên phận” với người Việt
Giữa cuộc sống bộn bề, phong trào nuôi thú cưng đang thịnh hành. Ở một khía cạnh nào đó, chúng “che chở” cho con người bằng năng lực chữa lành và kết nối. Truyện dài của Nguyễn Khắc Cường kể về những chú mèo, chú chó trong đô thị nhưng đằng sau đó là cuộc sống mong manh và cô đơn của con người hiện đại.
![]() | ![]() |
Bối cảnh truyện là khu chung cư và những con phố phụ cận. Đối với người dân đô thị, thú cưng nói chung và những chú mèo nói riêng là niềm vui, chỗ dựa tinh thần, thậm chí như người bạn, người thân trong gia đình. Khi trở về nhà sau một ngày lao động mệt mỏi, có một sinh vật nhỏ bé chờ đợi, vui mừng chào đón, không phán xét, không hoài nghi… cảm giác thật thoải mái.
Ngược lại, đối với thú cưng trong đô thị, bản năng sinh tồn đã bị mất đi rất nhiều và chúng gần như chỉ có mỗi người chủ là nguồn sống lẫn nguồn vui.
Joni là tên một chú mèo Ba Tư, chú vốn sống ở Nga và duyên phận khiến chú gắn bó với Việt Nam. Chú không thích bắt chuột, chẳng mê cá, lười vận động… nhưng chú đáng yêu, phúng phính và có những người bạn “bản địa” siêu tinh nghịch. Đó là chú chó Công Chúa đỏm dáng của tiệm Tóc Kiều, là bạn mèo Xúc Xích bị bỏ rơi từ nhỏ lập “căn cứ địa” tại hầm xe chung cư và được rất nhiều cư dân… lén cho ăn. Là Xám Vện, mèo hoang chính hiệu, Munchkin - chú mèo chân ngắn mộng mơ…
Những người yêu động vật trong chung cư nỗ lực hết sức để tạo group, cùng che giấu chúng mỗi khi Ban quản lý kiểm tra. Thật đáng thương cho chú chó, chú mèo bị giam lỏng, không còn được tung tăng dạo chơi nữa. Tác giả đã dành tặng kết thúc có hậu cho tất cả nhân vật 4 chân trong cuốn sách này một kết thúc có hậu, nhưng chúng ta đều biết rằng ngoài đời thì không phải vậy.
Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịchdành cho trẻ em và những người lớn từng là trẻ em, bởi niềm vui khi đọc những điều dễ thương luôn vượt qua mọi lằn ranh tuổi tác. Đặc biệt, những người trẻ cận GenZ sẽ thấy đồng cảm với nhiều khía cạnh trong cuốn sách bởi họ lớn lên với những kiến thức và ý thức mạnh mẽ hơn về vấn đề môi trường, về quyền động vật. Và đây cũng là thế hệ nhạy cảm với nỗi đau, sự cô đơn.
“Đôi khi chúng ta đối xử với bạn mình thật tệ!”
“Mèo sinh ra không chỉ để bắt chuột, chó không chỉ để giữ nhà, tụi nó có mặt trên đời này còn để bầu bạn với con người. Đôi khi chúng ta đối xử với bạn mình thật tệ…” là lời tâm sự của tác giả.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Khắc Cường cho biết: “Joni là con mèo Ba Tư mặt tịt có thật ngoài đời, nó là thú cưng của một vị khách người Nga sang Việt Nam công tác. Xong việc vị khách bay sang một nước khác, nhưng họ không để ý và chọn nhầm hãng bay không được chuyên chở động vật. Thế là bất đắc dĩ, Joni bị bỏ lại ở sân bay Tân Sơn Nhất. Bà xã tôi làm việc ở sân bay, cũng… bất đắc dĩ phải mang Joni về nhà nuôi hộ vị khách với hy vọng họ sẽ quay lại đón.
Tôi chỉ nuôi mỗi Joni, 4 năm qua đi từ lúc nó 6kg nay cân nặng 10 kg chẵn. Câu chuyện đúng như những gì tôi kể trong sách, chỉ có điều khác là cho đến hôm nay chúng tôi chưa kết nối lại được với người khách và con mèo vẫn ở nhà tôi như một thành viên mới”.
“Nhà tôi ở chung cư. Vấn đề có được nuôi thú cưng hay không vẫn là câu chuyện tranh cãi gay gắt. Ngoài ra, tình tiết con mèo bị bỏ quên trong xe hơi, hay bị rơi xuống từ lầu 6 đều là những chi tiết có thật tại nơi tôi sống. Đó là chất liệu, là nguồn cảm hứng sáng tác”, tác giả nói thêm.
“Dùng thể loại đồng thoại để kể chuyện, tôi muốn rủ rê độc giả nhí bước vào thế giới của mèo Joni, ở đó có chú chó ưa làm điệu, con chim bồ câu và đàn mèo hoang... Tụi nó cũng có đời sống tình cảm như con người, cũng biết vui buồn, hờn giận, khao khát được yêu thương. Trong truyện có tình huống những con mèo, con chó cấu xé nhau dữ dội, nhưng bao trùm lên mạch truyện là thái độ sống rất tử tế giữa những con vật. Tử tế một cách hồn nhiên”, anh Nguyễn Khắc Cường bày tỏ.
Là “Me Rừng” trong bút nhóm Vòm Me Xanh sôi nổi một thời, và hiện là Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (phụ trách khối ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ), Nguyễn Khắc Cường đã dựng nên cả một thế giới ngụ ngôn hiện đại nho nhỏ trong Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch - một tác phẩm chữa lành và khiến người ta muốn sống tử tế hơn, yêu thương nhiều hơn.
“Mỗi người có lý do để tồn tại trên đời này, và những con thú cũng có quyền được sinh tồn như chúng ta. Thậm chí mèo, chó và nhiều con vật khác nữa từ lâu đã là bạn chí cốt của con người. Khi chúng ta buồn, cô đơn, những con vật này an ủi, xoa dịu và chữa lành. Nhưng có khi nào ta ngồi xuống và lắng nghe nỗi buồn của chúng không? Tôi chỉ khơi gợi nhẹ nhàng câu hỏi này cho độc giả cùng suy nghĩ”, tác giả chia sẻ về dụng ý viết cuốn sách.
Kể thêm về quá trình sáng tác của mình, anh Khắc Cường cho biết: “Sau Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch(NXB Trẻ, 2022) tôi viết tiếp cuốn truyện dài Kho báu trong thành phố(NXB Trẻ, 2023). Một số độc giả cũng đề nghị viết tiếp về Joni nhưng tôi chưa có ý tưởng hay”.
Đánh giá về thực tế sáng tác cho thiếu nhi tại Việt Nam, anh Nguyễn Khắc Cường cho rằng: “Truyện thiếu nhi hiện nay in đẹp, phong phú, nhiều tựa sách hơn trước. Có lẽ đây là lứa tuổi bắt đầu làm quen với sách nên các NXB tập trung mảng này để hình thành thói quen đọc cho các em. Tuy nhiên theo quan sát của tôi, tác phẩm cho trẻ em dưới 12 tuổi nhiều hơn, sách cho lứa tuổi 14- 16 có vẻ hiếm.
Hiện nay, nhà nước cũng tập trung phát triển mảng sách thiếu nhi bằng giải thưởng. Các giải thưởng của Hội Nhà văn đều có danh mục sách thiếu nhi. Giải thưởng Sách quốc gia cũng không quên thể loại này. Rồi giải thưởng sách Kim Đồng, giải Dế mèn, mới được công bố trong năm nay là giải thưởng sách cho thiếu nhi của TP.HCM...Tất cả những nỗ lực đó nhằm khích lệ, tìm kiếm, xây dựng nhiều cây bút viết cho thiếu nhi.
Buổi gặp gỡ thuộc khuôn khổ chương trình Chắp cánh ước mơ. Chương trình do Trung tâm Phát triển Khoa học và công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP.HCM phối hợp với Hội đồng Đội Thành phố tổ chức nhằm bảo trợ học tập cho 60 em học sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết bậc trung học phổ thông.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà đến gặp từng em, phát bao lì xì. Đây là món quà của những mạnh thường quân góp lại, để hỗ trợ cho các em có mùa xuân ấm áp.
Người đẹp chia sẻ: "Hai năm đại dịch cũng là hai năm cuối cấp 3 của tôi, bạn bè và những kỷ niệm đều khá mơ hồ vì chúng tôi phải ở nhà và không thể đến trường. Mất mát người thân trong đại dịch là bất hạnh lớn không gì bù đắp được nên tôi muốn hỗ trợ một tay vào chương trình.
Tôi muốn các bạn nhỏ suy nghĩ rằng xã hội không hề quên các bạn, mỗi người đều sẽ cố gắng để các bạn cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ và có thể học tốt hơn trong năm mới, nỗi buồn sẽ dần được xoa dịu, và các bạn có tương lai tốt hơn".
Từ năm 2022, khi trở thành Hoa Hậu Môi Trường Việt Nam, Nguyễn Thanh Hà đã dành sự quan tâm đặc biệt đến các gia đình có trẻ em bị mồ côi vì dịch Covid-19. Cô từng tham gia các chương trình cộng đồng, cùng gia đình làm tình nguyện, đến và chia sẻ phần học bổng cho các bạn học trò trước mùa khai trường đầu tiên sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Nguyễn Thanh Hà cao 1,7m, số đo 3 vòng 85-56-90cm. Cô quê ở Bến Tre, từng đoạt danh hiệu hoa khôi trước khi trở thành Hoa hậu Môi trường Việt Nam hồi tháng 6/2022. Người đẹp được khen có vẻ đẹp hiện đại, khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát và thành tích nhiều năm liền là học sinh giỏi. Cô gái 19 tuổi mang về chiến thắng đầu tiên cho Việt Nam ở Miss Eco International.
Chọn được ngày giờ, gia đình anh Tuấn qua gặp nhà gái để bàn chuyện cưới xin. Lúc đó, bà Linh, mẹ chị Trang cho biết, tiệc ở nhà gái sẽ tổ chức 15 bàn, mỗi bàn là 1,5 triệu đồng và các chi phí quay phim, chụp hình, thuê bàn ghế trong bữa tiệc.
Vợ chồng bà Bình đã đưa 50 triệu qua hỗ trợ tiền mở tiệc cho bà Linh. Tiệc cưới của vợ chồng anh Tuấn diễn ra vui vẻ trong sự chúc phúc của bạn bè hai bên.
![]() |
Đám cưới xong, sống với nhau chỉ tròn tháng, chị Trang mâu thuẫn với nhà chồng nên mang quần áo bỏ về bố mẹ đẻ. Sau đó, vợ chồng chị ra tòa ly hôn.
Cho rằng, con dâu không làm tròn trách nhiệm khi ở nhà mình, bà Bình yêu cầu chị Trang và bà Linh phải trả tổng số tiền 70 triệu đã đưa.
Theo bà Bình, bà Linh nói tổ chức tiệc lớn, nhưng khi nhà trai qua đón dâu thì thấy mời khách có 5 bàn, bao gồm 15 người họ nhà trai qua, vì thế, chi phí không đến số tiền 50 triệu bà đưa.
Ngoài ra, trước khi tổ chức tiệc, bà đưa cho con trai 20 triệu để trả các chi phí như: chụp hình cưới, trang điểm cô dâu, thuê váy cưới, quay phim, mâm bàn trong bữa tiệc. Nay, chị Trang không còn làm dâu nữa bà phải đòi lại.
Cả chị Trang và mẹ đều thừa nhận có việc bà Linh mang tiền sang để chuẩn bị cho tiệc cưới. Tuy nhiên, số tiền trên là do nhà trai tự nguyện và đã được chi hết cho buổi tiệc nên không còn.
Trực tiếp giải quyết câu chuyện, thẩm phán Nguyễn Đăng Khoa, TAND huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ không chấp nhận yêu cầu của bà Bình.
Theo vị thẩm phán, việc gia đình bà Bình mang tiền sang nhà gái trong lễ cưới là hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với phong tục cưới hỏi của người Việt. Khi nhà trai qua rước dâu, nhà gái cũng đã chuẩn bị mâm cỗ để tiếp đón. Ngay sau đó, chị Trang và anh Tuấn cũng đã thành vợ chồng, có đăng ký kết hôn tại ủy ban xã.
Số tiền 20 triệu bà Bình nói đưa cho con trai lo, nhưng anh Tuấn không đưa cho vợ mà giữ để tự trả các chi phí. “Việc hôn nhân của anh Tuấn và vợ đổ vỡ là điều chẳng ai muốn. Các chi phí cho cưới hỏi cũng đã xong, bà Bình đòi lại là không có căn cứ”, vị thẩm phán nói.
Nhặt giẻ lau nhà lên lau tay, lấy rèm cửa để lau mặt và lấy giẻ lau bàn để xoa đầu cho cháu là những hàng động lạ lùng mà mẹ chồng tôi vẫn làm một cách hồn nhiên.
" alt=""/>Cô dâu Cần Thơ bị mẹ chồng kiện đòi 20 triệu tiền chụp ảnh cưới